Những lưu ý cho viên nang cứng với thuốc dạng lỏng

Viên nang cứng với thuốc dạng lỏng (Liquid-filled hard capsule- LFHC) cung cấp những giải pháp hữu hiệu nhằm tăng tính thuận tiện khi vận chuyển các dạng bào chế lỏng và tăng hấp thu cho các hoạt chất kém tan trong nước. Bên cạnh đó, LFHC cũng giải quyết những vấn đề liên quan đến đồng đều hàm lượng (các hoạt chất liều thấp) và các hoạt chất hiệu lực cao (giảm phơi nhiễm so với dạng bào chế rắn). Một số lưu ý trong quá trình xây dựng công thức và đảm bảo độ ổn định cho dạng bào chế như sau:

Tính nguyên vẹn của vỏ nang:

Hàm lượng ẩm trong vỏ nang cứng khoảng 13 – 16%. Vì vậy, một số dung môi có tính hút ẩm như glycerin, propylene glycol và PEG không thể sử dụng trong công thức LFHC vì gây giòn và nứt vỏ nang. Thêm vào đó, một số dung môi hay chất diện hoạt (Span, Tween) có có hàm lượng aldehyd cao có thể gây ra hiện tượng cross-linking với vỏ nang, làm giảm độ hòa tan của sản phẩm. Dung môi thân dầu thường được sử dụng hơn so với các dung môi thân nước. Một số dung môi thân dầu tương hợp với vỏ nang cứng gồm: castor oil (Labrafac CC), cottonseed oil (Labrafac PG), maize oil (Lauroglycol FCC), olive oil (Miglyol 812), sesame oil (Miglyol 829), soybean oil (Miglyol 840), sunflower oil (Softisan 645).

Nhiệt độ và độ nhớt:

Độ nhớt của dịch thuốc nên trong khoảng 100 – 25000 cps. Với độ nhớt phù hợp, độ đồng đều khối lượng viên có thể ít hơn 1% (CV < 1%). Dịch thuốc nên có tính chảy tốt và độ nhớt thích hợp ở nhiệt độ thường. Nếu độ nhớt quá thấp, có thể xảy ra hiện tượng bắn tung té trong ống phân liều, gây nhiễm bẩn vị trí hàn nang, khó hàn nắp nang. Độ nhớt tăng có thể làm giảm độ đồng đều khối lượng viên. Nhiệt độ tối đa của dung dịch là 70 độ C.

Thiết bị:

Thiết bị đóng nang tương tự với đóng nang thuốc dạng rắn. Dịch thuốc được đóng vào nang thông qua các ống (nozzles) với đường kính khác nhau, phù hợp với độ nhớt dịch thuốc. Đường kính trong ống thường bằng 1; 1.5 và 2 mm. Phễu cấp thường được thiết kế với cánh khuấy thích hợp đạt độ đồng đều dịch thuốc trong quá trình đóng nang.

Hàn vỏ nang:

Một phần quan trọng trong quá trình sản xuất LFHC là khả năng hàn vỏ nang hiệu quả. Nguyên lý cơ bản của quá trình hàn vỏ nang là hạ nhiệt độ nóng chảy của gelatin bằng cách cấp ẩm vào vùng giữa thân nang và nắp nang. Các bước trong quá trình hàn vỏ nang gồm: Cấp ẩm (dung dịch gồm 50:50 cồn/nước được phun vào khe giữa vỏ nang và nắp nang nhờ lực mao dẫn. Nhiệt độ nóng chảy của gelatin giảm khi có nước), làm ấm (tăng nhiệt lên khoảng 45 độ C để nóng chảy hoàn toàn trong 1 phút), đông cứng (quá trình đông cứng của gelatin hoàn tất khi giảm nhiệt độ về nhiệt độ phòng). Việc hàn vỏ nang thường được thực hiện trong các khay.


NGUỒN THAM KHẢO:

  1. Challenges and Opportunities in The Encapsulation of Liquid and Semi-Solid Formulations into Capsules for Oral Administration
  2. Selecting Excipients for Liquid-Filled Hard Capsules

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: Content is protected !!
DMCA.com Protection Status