Các nhóm tá dược cải thiện độ tan

tá dược cải thiện độ tan

Hiện nay, có nhiều phương pháp được xây dựng để cải thiện sinh khả dụng của các thuốc có độ tan kém như:

  • Các kỹ thuật hóa lý: sử dụng tiền chất, sử dụng dạng muối dễ tan
  • Phát triển các hệ thống phân phối thuốc mới: hệ phân tán rắn, tạo phức tan
  • Lựa chọn tá dược hỗ trợ quá trình hòa tan của thuốc. 

Trong đó, sử dụng các tá dược hỗ trợ quá trình hoà tan là phương pháp tương đối đơn giản và hiệu quả. 

Tá dược rã 

Tá dược rã là thành phần quan trọng đối với các dạng bào chế rắn dùng đường uống như viên nén hay viên nang.

Tá dược rã giúp viên “bung” nhanh thành các tiểu phân nhỏ hơn, tăng diện tích tiếp xúc của API với môi trường hoà tan.

Thông thường, tăng tỉ lệ tá dược rã là phương pháp đầu tiên được nghĩ tới khi cải thiện độ hòa tan. 

Tuy nhiên, đối với một số hoạt chất sơ nước hoặc bị gel hóa, nên cân nhắc giảm tá dược rã (nếu viên rã nhanh dễ gây kết tụ hoạt chất sơ nước) hoặc sử dụng tá dược rã theo kiểu trương nở như sodium starch glycolate để cạnh tranh quá trình gel với hoạt chất. 

Một số tá dược siêu rã phổ biến 

Một số tá dược phải kể đến như croscarmellose sodium, sodium starch glycolate, crospovidone. 

Trong đó, khả năng rã của croscarmellose sodium và sodium starch glycolate bị ảnh hưởng bởi pH của môi trường hoà tan (thường giảm trong môi trường acid).

Tá dược điều chỉnh pH 

Áp dụng để cải thiện độ tan của các hoạt chất có tính acid yếu hoặc tính kiềm yếu.

Tá dược điều chỉnh pH làm thay đổi pH của vi môi trường xung quanh các phân tử thuốc hay lớp phân tán (stagnant layer) trong quá trình hoà tan, giúp các phân tử thuốc ở trạng thái ion, dễ tan hơn. 

Các chất làm thay đổi pH

Các acid hữu cơ Acid citric, acid tartric, acid carbonic được sử dụng tăng hấp thu với các thuốc có tính kiềm. 

Với thuốc có tính acid yếu như aceclofenac có thể sử dụng Na2CO3 làm tăng độ hòa tan.

Tạo phức với cyclodextrin (CD)

Các phân tử CD tạo thành phức hợp với khoang kỵ nước có khả năng chứa hoạt chất sơ nước và bề mặt ngoài ưa nước. 

Nhờ đó, CD làm tăng độ tan của API trong nước, có thể cải thiện tính ổn định của thuốc và giảm thiểu tác dụng phụ.

CD được sử dụng trong nhiều dạng bào chế như: viên ODT, viên sủi, viên phóng thích biến đổi và được nghiên cứu cải thiện độ tan của carbamazepine, eslicarbazepine,…

Hệ phân tán rắn

Phân tán hoạt chất rắn dạng vô định hình trong vật liệu mang là các polymer: PVP, HMPC, CMC, chitosan,…

Dạng vô định hình có độ tan cao hơn so với dạng tinh thể.

Chất hoạt động bề mặt

Chất hoạt động bề mặt thường có cấu trúc 1 đầu thân dầu, 1 đầu thân nước, giúp làm giảm sức căng bề mặt giữa hoạt chất và môi trường hoà tan. 

Qua đó, tăng tính thấm của hoạt chất với môi trường hoà tan, làm tăng khả năng hòa tan.

Một số nghiên cứu về chất hoạt động bề mặt cải thiện độ hòa tan

Một số nghiên cứu như Natri lauryl sulfate cải thiện tốc độ hòa tan của Celecoxib và khả năng hòa tan của Tramadol hydrochloride, Methocarbamol, Diazepam, Alprazolam, Gabapentin, Buspirone và Acetaminophen.

D-a tocopherol cải thiện khả năng hòa tan và sinh khả dụng của paclitaxel, Tween 80 cải thiện khả năng hòa tan của Ibuprofen.

Hệ thống phân phối thuốc tự nhũ hóa SEDDS

SEDDS là hệ hỗn hợp lipid/ dầu, chất hoạt động bề mặt và đồng dung môi. 

Các hạt nhũ tương với kích thước nhỏ sẽ giúp tăng khả năng hòa tan của hoạt chất. 

Hệ thống phân phối thuốc tự nhũ hóa này đã được nghiên cứu cải thiện độ hòa tan của các hoạt chất như: Nabumetone, Simvastatin.

Đường

Đường sucrose ngoài khả năng che vị, còn có khả năng hoạt động như chất hoạt động bề mặt tự nhiên.

Nghiên cứu hệ phân tán rắn chứa Sucrose laurate và Gemfibrozil tăng khả năng hòa tan Gemfibrozil và không gây độc trong đánh giá độc tính tế bào.

Ngoài các loại đường sucrose, Manitol cũng được sử dụng để tăng độ hoà tan của hoạt chất.

Mannitol có tính xốp cao và tan tốt trong nước, tăng tính thấm ướt của hoạt chất

Tá dược độn

Tá dược độn có hai loại chính là tá dược tan trong nước và không tan trong nước.

Thông thường, tá dược độn tan trong nước hay kết hợp với hoạt chất kém tan.

Tá dược độn tan trong nước phổ biến

Tá dược độn tan trong nước phổ biến là Lactose. 

Giống như nhóm tá dược nhóm đường, lactose có khả năng tan tốt trong nước, do đó tăng tính thấm ướt của hoạt chất.

Sự kết hợp của Lactose trong hệ Lactose- Bicalutamide cho thấy sự giải phóng hoạt chất nhanh và tăng khả năng giải phóng hoạt chất.

 

Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7284856/

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: Content is protected !!