Các loại nhũ tương và ứng dụng trong công nghiệp Dược – Phần 1

Nhũ tương (emulsion) là một dạng bào chế thú vị. Về cơ bản, đây là dạng bào chế ở thể lỏng, gồm ít nhất 2 chất lỏng không hoà tan hoặc trộn lẫn vào nhau. Một chất lỏng tồn tại dưới dạng các hạt rất nhỏ (pha phân tán, pha nội) trong một chất lỏng khác (pha liên tục, pha ngoại). Để pha nội có thể phân tán một cách bền vững trong pha ngoại cần chất diện hoạt.

Có 2 loại nhũ tương cơ bản:

– Nhũ tương Dầu trong Nước (Oil-in-Water emulsion)

– Nhũ tương Nước trong Dầu (Water-in-Oil emulsion)

Ngoài ra, có thể có các dạng nhũ tương nhiều lớp, là các trường hợp phức tạp của 2 dạng nhũ tương trên.

1. Nhũ tương Dầu trong Nước

Đây là loại nhũ tương phổ biến nhất, sử dụng chất nhũ hóa thân nước kèm với pha nước chiếm khoảng hơn 45% khối lượng trong công thức. Một số chất nhũ hoá thân nước phổ biến bao gồm: Sodium laureth sulfate, Sodium lauryl sulfate, Glyceryl monostearate, Polysorbate (Tween).

Nhũ tương Dầu trong Nước thường gặp trong các sản phẩm lotion, cream, syrup trên thị trường, dùng đường uống hoặc bôi ngoài da. Đặc điểm dễ nhận biết của dạng nhũ tương này là cảm giác khi bôi ít bị nhờn, dễ rửa sạch. Cảm giác khi uống cũng dễ chịu, ít bị dính ở cổ họng.

Một số sản phẩm trên thị trường có bản chất nhũ tương Dầu trong Nước bao gồm:

– Syrup có chứa thành phần vitamin tan trong dầu

– Nhũ tương nhỏ mắt (Cationorm)

– Thuốc bôi ngoài giảm đau

– Nhũ tương tiêm dùng để gây mê hoặc sản phẩm tiêm truyền bổ sung dinh dưỡng chứa các glyceride

– Sữa tắm, nước vệ sinh (Lactacyd)

Diprivan – Nhũ tương dùng đường tiêm

2. Nhũ tương Nước trong Dầu

Loại nhũ tương này sử dụng chất diện hoạt thân dầu, ví dụ sorbitan ester (Span), cholesterol. Dạng nhũ tương này thường ít gặp hơn dạng nhũ tương Dầu trong Nước. Đặc điểm dễ nhận biết là cảm giác nhờn, dính khi chạm vào da.

Có rất ít sản phẩm thực tế trên thị trường có bản chất nhũ tương Nước trong Dầu. Có một số thuốc mỡ với mục đích giữ ẩm, giảm kích ứng, trị vảy nến (Calcipotriol ointment – Sandoz) thuộc dạng nhũ tương này. Tuy nhiên không phải dạng thuốc mỡ nào cũng là nhũ tương. Đa phần thuốc mỡ chỉ có thành phần là chất tan trong dầu


NGUỒN THAM KHẢO:

  1. Dash, A., Singh, S. and Tolman, J. (2014). Pharmaceutics: Basic Principles and Application to Pharmacy Practice.USA: Elsevier Inc.
  2. Mahato, R. and Narang, A. (2018). Pharmaceutical Dosage Forms and Drug Delivery (3rd). New York: Taylor & Francis Group, LLC.
  3. https://www.medicines.org.uk/
  4. https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: Content is protected !!