Tá dược đồng xử lý (co-processed excipients) trong sản xuất dược phẩm

Tá dược đồng xử lý là hỗn hợp của các tá dược khác nhau được xử lý dẫn đến thay đổi cấu trúc vật lý mà không gây ra thay đổi cấu trúc hóa học. Ưu điểm nổi bật mang lại là giảm độ phức tạp trong công thức, tăng cường chức năng so với việc kết hợp riêng lẻ và đặc biệt giảm bớt các yêu cầu về kiểm tra phân tích, xử lý vật liệu, kho bãi và tài liệu. Tá dược này sở hữu chức năng độc đáo không thể đạt được khi kết hợp riêng lẻ, để giải quyết các vấn đề trong công thức chứa các API phức tạp.

Sự phát triển

Lợi ích của việc sử dụng tá dược đồng xử lý được tăng lên khi nhiều tá dược có thể được đồng xử lý. Xu hướng chính trong việc phát triển tá dược đồng xử lý là giảm số lượng tá dược riêng lẻ được sử dụng trong công thức, tập trung vào việc cải thiện tính chất của các dạng bào chế rắn đường uống bằng cách sử dụng một tá dược đồng xử lý duy nhất.

Xu hướng này đặc biệt đúng trong các viên nén phân tán trong miệng (ODT). Nhiều công ty đang giới thiệu các loại tá dược được đồng xử lý nhắm vào phân khúc này kết hợp một số tá dược khác vì các công thức ODT yêu cầu số lượng tá dược cao và thường được tạo thành bằng cách dập trực tiếp. Các tá dược đồng xử lý không chỉ có thể mang lại độ chảy tốt, khả năng nén và phân rã nhanh, mà còn có mùi vị và cảm giác dễ chịu, không sạn.

Tá dược đồng xử lý cũng ngày càng được sử dụng để chuyển đổi các quy trình công thức phức tạp, tốn nhiều công sức (tạo hạt ướt) thành các quy trình đơn giản (dập trực tiếp) không ảnh hưởng đến chất lượng hoặc hiệu suất của sản phẩm cuối cùng.

Hướng tới các giải pháp tất cả trong một

Nhu cầu rút ngắn thời gian phát triển công thức, tăng hiệu quả và giảm chi phí trong sản xuất thuốc đã thúc đẩy các nhà sản xuất tá dược phát triển các dòng tá dược đồng xử lý ưu việt, hội tụ các chức năng cần có trong dập viên như: độn, dính, rã và trơn bóng – Tá dược tất cả trong một (All-in-one excipients)

Ngoài ra, các tá dược đã được đồng xử lý đã được chứng minh là ít nhạy cảm hơn với quá trình trộn do kích thước hạt được kiểm soát, hỗn hợp có độ biến thiên nội tại thấp hơn.

Một số thách thức khác đối với việc phát triển các tá dược đồng xử lý

Các tá dược đồng xử lý có tỷ lệ cố định của các thành phần khác nhau và kết quả là chúng có thể không được áp dụng rộng rãi như các hỗn hợp tá dược kết hợp riêng lẻ.

Chi phí nguyên liệu và khả năng cung ứng: Với quy trình sản xuất hơi khác biệt nên các tá dược đồng xử lý sẽ có giá thành cao hơn so với từng tá dược riêng lẻ sẽ có sự chênh lệch. Các tá dược đồng xử lý này thường chỉ có sẵn từ một nhà cung cấp, điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng cung ứng để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với việc áp dụng các tá dược đồng chế biến là vấn đề đăng ký hồ sơ, các công ty vẫn ngần ngại sử dụng những tá dược ‘mới lạ’ này vì chưa có chuyên luận chính thức. Do đó, các công ty sẽ gặp khó khăn khi cơ quan quản lý yêu cầu bổ sung dữ liệu liên quan về tính an toàn và hiệu quả của những nguyên liệu này.

Tiềm năng phát triển

Một số tá dược được phát triển từ nhiều thập kỷ trước đã trở nên không còn phù hợp trong nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc mới, mang lại tiềm năng ứng dụng cực kỳ lớn cho các dược đồng phát triển.

Các nhà sản xuất tá dược đã áp dụng các quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng chặt chẽ hơn trong sản xuất. Ngoài ra, sự bổ sung các hồ sơ như DMF, quy trình phân tích, kết quả của các chương trình thử nghiệm bởi FDA để đánh giá và phê duyệt các tá dược mới trước khi chúng được sử dụng trong hồ sơ thuốc, là một bước tích cực đáng kể. Tất cả những yếu tố này đã làm tăng đáng kể việc chấp nhận và sử dụng tá dược đồng xử lý của ngành dược phẩm, dẫn đến việc chúng được sử dụng ngày càng nhiều trong các công thức được FDA chấp thuận gần đây.


NGUỒN THAM KHẢO:

Development of Coprocessed Excipients – PharmTech

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: Content is protected !!