Seminar Viên nang cứng: Các vấn đề kỹ thuật quan trọng

Viên nang cứng là một dạng bào chế rất phổ biến tại thị trường dược phẩm Việt Nam. Hiện trên trang web của DAV, có khoảng hơn 4000 sản phẩm viên nang cứng được đăng ký lưu hành, chiếm khoảng 10% tổng số đăng ký thuốc ở Việt Nam. Các hoạt chất cho viên nang cũng vô cùng đa dạng, ví dụ: kháng sinh (amoxicillin, cephalexin..),, giảm đau (naproxen), thuốc tim mạch (amlodipine, ) v.v…

Hầu hết các nhà máy sản xuất dược phẩm ở Việt Nam đều có dây chuyền sản xuất viên nang cứng đi kèm với viên nén do có thể sử dụng chung thiết bị trộn và tạo hạt. Trên lý thuyết quy trình sản xuất viên nang có vẻ đơn giản hơn nhiều so với viên nén vì chỉ cần đưa đúng lượng bột/cốm vào vỏ nang, tuy nhiên trên thực tế các vấn đề liên quan đến đóng nang như đồng đều khối lượng, cấn nang, gấp mí, tét nang, nang biến dạng, độ hòa tan v.v… đa phần khó xử lý hơn nhiều so với viên nén, đặc biệt là vấn đề tương kỵ giữa hoạt chất với nang.

Để xây dựng một quy trình sản xuất viên nang ổn định và đảm bảo chất lượng bạn cần phải:

  • Xây dựng một công thức bào chế ổn định dựa trên cỡ nang phù hợp
  • Đánh giá mức độ tương kỵ giữa hoạt chất, tá dược và vỏ nang
  • Nắm vững nguyên nhân của các sự cố thường gặp khi đóng nang và giải pháp
  • Hiểu rõ về cơ chế hoạt động của các thiết bị vô nang và các công nghệ mới được áp dụng

Chắc hẳn sẽ có lúc bạn bối rối vì không biết phải tìm kiếm những kiến thức mang tính thực tiễn cao về viên nang ở đâu? Câu trả lời cho các vấn đề hóc búa trên sẽ có trong chương trình đặc biệt của SEN Pharma: SEMINAR VIÊN NANG CỨNG: CÁC VẤN ĐỀ KỸ THUẬT QUAN TRỌNG.

Thông tin chương trình:

Thời gian: 8h30-11h30 ngày 15/12/2023 (thứ Sáu)

Hình thức đăng ký:

Phí tham dự: 100.000 VND/ người

Đặc biệt, phí tham dự sẽ được chuyển đổi thành voucher để áp dụng cho các khóa học và chương trình talkshow tiếp theo của SEN Pharma.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: Content is protected !!