Pantoprazole sodium

T3 Th4 2024

 

1. Thông tin chung

Tên hoạt chất Pantoprazole sodium
Cấu trúc Pantoprazole - Wikipedia
CTPT C16H14F2N3NaO4S
KLPT 405,4
Nhóm dược lý PPI

2. Biệt dược gốc và các dạng bào chế trên thị trường

2.1. Đơn chất

STT Dạng bào chế Tên biệt dược
1 Viên nén bao tan trong ruột

Protonix

2 Bột đông khô pha tiêm

Protonix IV

3 Viên nang cứng chứa pellet bao tan trong ruột

G-Pandom

4 Bột pha hỗn dịch

Protonix

–  Dạng bào chế phổ biến tại Việt Nam: viên nén bao tan trong ruột, bột đông khô pha tiêm

2.2. Dạng phối hợp

STT Hoạt chất phối hợp Dạng bào chế Tên biệt dược
1  Levosulpiride Viên nang cứng chứa pellet bao tan trong ruột PANZOT-LS
2  Domperidone Viên nén bao tan trong ruột PANTAROL D Tab
3  Domperidone Viên nang cứng chứa pellet bao tan trong ruột PANDICURE-D
4 Itopride Viên nang cứng chứa pellet bao tan trong ruột Pento-IT

3. Tính chất lý hóa

Tên họat chất Rivaroxaban
Mô tả Bột kết tinh màu trắng đến trắng nhạt, là hỗn hợp racemic[1]
Tính tan Tan tự do trong nước và ethanol 96%, tan rất ít trong đệm phosphate 7.4, gần như không tan trong n-hexane

Độ tan tăng theo độ tăng pH[2][2]

Độ tan trong nước 0.446 mg/mL [3]
BCS Class III[4]
Dạng đa hình Không có dạng thù hình[5]
Nhiệt độ chảy 199-202ºC [6]
Tính hút ẩm Hút ẩm mạnh [7]
Tính nhạy cảm với ánh sáng Không bền sáng [8]
pKa pKa (Strongest Acidic): 9,54

pKa (Strongest Basic): 3.55 [3]

pH Pantoprazole có tính kiềm yếu và tính acid [9]. Dung dịch 1,0%( khối lượng/ thể tích) Pantoprazole sodium trong nước có pH từ 9,5-10,0[10]
Tính chất hóa học

Kết quả thử nghiệm độ ổn định trong điều kiện khắc nghiệt cho thấy Pantoprazole sodium rất nhạy trong môi trường acid, kiềm hoạt chất bị thủy phân hơn 80%, kém bền trong điều kiện oxy hóa, ánh sáng cao. Phần trăm phân hủy của hoạt chất ở các môi trường khác nhau thể hiện trong bảng sau:[11]

Stress condition/duration/state % Degradation
Alkaline/ 0.5 N NaOH/ 6 h reflux/solution 85.87
Acidic/ 0.5 N HCl/ 6 h reflux/ solution 93.91
Oxide/ 3% H2O2/50oC/ 24 h/ solution 75.07
Thermal/60°C / 24 h/ solid 93.64
Humidity/ 75% RH/ 24 h/ solid 5.13
UV/254 nm/24 h/solid 10.01
Hotochemical (sunlight)/6 h/solid 31.87
Độ ổn định

Độ ổn định phụ thuộc nhiều vào pH, ổn định tốt nhất ở pH >5.5[12]

Không xảy ra tương kỵ với các tá dược sau: sodium carbonate, mannitol, calcium stearate, colloidal anhydrous silica, povidone K90, crospovidone, hydroxypropyl methylcellulose.

Cấu trúc và con đường sinh tạp:[13]

Scheme 1

Bảo quản Bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng

4. Chuyên luận Dược Điển

Monograph Dược Điển
Pantoprazole Sodium, Pantoprazole sodium sesquihydrate USP, IP, EP
Pantoprazole Sodium Delayed-Release Tablets USP, IP
Pantoprazole Oral Suspension USP

5. Nhà sản xuất API

  •  PMC Isochem SAS (Pháp)
  • Moehs Cantabra S.L. (Tây Ban Nha)
  • MSN Laboratories Private Limited (Ấn Độ)
  • MOEHS CANTABRA SL (Tây Ban Nha)
  • DONG WHA PHARM CO., LTD (Hàn Quốc)

6. Kinh nghiệm đối với hoạt chất – tương ứng với từng dạng bào chế

(Chỉ dành cho tài khoản VIP)

6.1. Kinh nghiệm thực tế

– Hai vấn đề thường gặp đối với viên nén bao tan tỏng ruột chứa Pantoprazol là độ hòa tan ở pH 6.8 và tạp chất.
– Nên khảo sát tương kỵ trước khi xây dựng công thức do hoạt chất tương kỵ với nhiều tá dược thông dụng như magnesium stearate và các tá dược siêu rã như sodium croscarmellose…sinh ra tạp chất.

– Khảo sát các tá dược kiểm ổn định hoạt chất như Na2CO3, Ca(OH)2, MgO,…

6.2. Tài liệu cho xây dựng công thức

  • Patent: US2008/015530 xây dựng công thức viên nén bao tan trong ruột của Pantoprazole. Pantoprazol nhạy với môi trường acid và trung tính nên viên nhân cần có tá dược tạo môi trường base là natri carbonate. Bên cạnh đó, màng bao tan trong ruột được sử dụng trong patent là Eudragit L30 D55 có tính acid nên ảnh hưởng đến độ ổn định của hoạt chất. Vì vậy, cần thêm 1 lớp bao lót hạn chế tiếp xúc màng bao với hoạt chất. Màng bao lót sử dụng ethyl cellulose.
  • Patent US 2007/0290124 xây dựng công thức viên nén bao tan trong ruột của Pantoprazole với chất tạo môi trường base cho viên nhân là trisodium phosphate. Phương pháp sản xuất là xát hạt ướt, sử dụng tá dược dính PVP giảm sự phân hủy của dược chất. Lớp màng bao lót được sử dụng là HPMC, hạn chế tiếp xúc giữa lớp màng bao tan trong ruột Eudragit với hoạt chất.
  • Patent US 7553498 xây dựng công thức MUP (multiparticles) của Pantoprazole bằng phương pháp xát hạt ướt kết hợp đùn ép, vo viên. Trong đó, công thức sử dụng tá dược điều chỉnh pH là natri carbonat, kết hợp HPMC 2208 cho giai đoạn đùn ép. Lớp bao lót và bao tan trong ruột lần lượt là HPMC và Eudragit, bao vi hạt bằng công nghệ phun sấy tầng sôi.
  • Patent: US2008/015530 xây dựng công thức viên nén bao tan trong ruột của Pantoprazole. Pantoprazol nhạy với môi trường acid và trung tính nên viên nhân cần có tá dược tạo môi trường base là natri carbonate. Bên cạnh đó, màng bao tan trong ruột được sử dụng trong patent là Eudragit L30 D55 có tính acid nên ảnh hưởng đến độ ổn định của hoạt chất. Vì vậy, cần thêm 1 lớp bao lót hạn chế tiếp xúc màng bao với hoạt chất. Màng bao lót sử dụng ethyl cellulose.
  • Patent US 2007/0290124 xây dựng công thức viên nén bao tan trong ruột của Pantoprazole với chất tạo môi trường base cho viên nhân là trisodium phosphate. Phương pháp sản xuất là xát hạt ướt, sử dụng tá dược dính PVP giảm sự phân hủy của dược chất. Lớp màng bao lót được sử dụng là HPMC, hạn chế tiếp xúc giữa lớp màng bao tan trong ruột Eudragit với hoạt chất.
  • Patent US 7553498 xây dựng công thức MUP (multiparticles) của Pantoprazole bằng phương pháp xát hạt ướt kết hợp đùn ép, vo viên. Trong đó, công thức sử dụng tá dược điều chỉnh pH là natri carbonat, kết hợp HPMC 2208 cho giai đoạn đùn ép. Lớp bao lót và bao tan trong ruột lần lượt là HPMC và Eudragit, bao vi hạt bằng công nghệ phun sấy tầng sôi,
  • Patent EP 2316454 B9 xây dựng công thức pellet viên nén chứa Pantoprazole-Mg dihydrate. Pellet được sản xuất bằng 2 phương pháp Wurster coating và đùn ép vo viên. Các chất ổn định pH sử dụng là natri carbonat, PVP K25. Lớp bao lót vi hạt được dùng là HPMC, bao tan trong ruột là Eudragit L30. Các vi hạt sau đó được trộn với các tá dược khác và dập viên.
  • Patent US 7351723 xây dựng công thức bột đông khô từ dung dịch gồm pantoprazole, ethylenediamine tetraacetic acid, natri carbonat hay natri hydroxid.
  • Patent US 5997903 xây dựng công thức viên nén bao tan trong ruột và pellet chứa Pantoprazole-Na sesquihydrat. Viên nén bao tan trong ruột được bào chế bằng phương pháp xát hạt ướt với tá dược điều chỉnh pH là natri carbonat, lớp bao lót là HPMC 2910 và bao tan trong ruột là Eudragit L30D. Pellet được sản xuất bằng phương pháp Wurster với nhân pellet là sucrose, dung bao gồm hoạt chất và HPMC, lớp bao tan trong ruột tương tự viên nén.

Tài liệu tham khảo

[1] CHMP, “Pantoloc Control, INN: pantoprazole”, Accessed: Oct. 28, 2022. [Online]. Available: http://www.emea.europa.eu

[2] “PROTONIX®Description (pantoprazole sodium) | Pfizer Medical Information – US.” https://www.pfizermedicalinformation.com/en-us/protonix/description (accessed Oct. 28, 2022).

[3] “Pantoprazole sodium | DrugBank Online.” https://go.drugbank.com/salts/DBSALT000386 (accessed Oct. 28, 2022).

[4] “ANNEX I LIST OF THE NAMES, PHARMACEUTICAL FORM, STRENGTHS OF THE MEDICINAL PRODUCTS, ROUTE OF ADMINISTRATION, APPLICANTS IN THE MEMBER STATES”.

[5] CHMP, “Pantoloc Control, INN: pantoprazole”, Accessed: Oct. 28, 2022. [Online]. Available: http://www.emea.europa.eu

[6] “Pantoprazole sodium | CAS#:138786-67-1 | Chemsrc.” https://www.chemsrc.com/en/cas/138786-67-1_311099.html (accessed Oct. 28, 2022).

[7] “Pantoprazole sodium-containing enteric-coated tablet and preparation method thereof,” May 2014.

[8] “Pantoprazole sodium medicine composition for injection,” Sep. 2014.

[9] “PROTONIX®Description (pantoprazole sodium) | Pfizer Medical Information – US.” https://www.pfizermedicalinformation.com/en-us/protonix/description (accessed Oct. 28, 2022).

[10] A. A. Badwan, M. al Omari, and J. Abdel-Motalleb, “Pantoprazole Sodium Chapter in Analytical Profiles of Drug Substances and Excipients · Drug Delivery View project Formulation of solid dosage forms View project,” 2002, doi: 10.1016/S1075-6280(02)29008-4.

[11] “(PDF) Stability indicating RP-HPLC method for simultaneous determination of pantoprazole sodium and itopride hydrochloride in bulk and capsule.” https://www.researchgate.net/publication/267690913_Stability_indicating_RP-HPLC_method_for_simultaneous_determination_of_pantoprazole_sodium_and_itopride_hydrochloride_in_bulk_and_capsule (accessed Oct. 28, 2022).

[12] A. A. Badwan’ et al., “PANTOPRAZOLE SODIUM,” 2002.

[13] A. K. Awasthi, L. Kumar, P. Tripathi, M. Golla, C. S. Reddy, and P. Kumar, “Prospects to the formation and control of potential dimer impurity E of pantoprazole sodium sesquihydrate,” J Pharm Anal, vol. 9, no. 3, pp. 170–177, Jun. 2019, doi: 10.1016/J.JPHA.2019.02.002.

 

 

error: Content is protected !!