Diphenhydramine

T3 Th7 2022

1. Thông tin chung

Tên dược chất

Thông số

Diphenhydramine citrate Diphenhydramine hydrochloride (HCl)
Cấu trúc Diphenhydramine Citrate
Công thức phân tử C17H21NO · C6H8O7 C17H21NO · HCl
Số CAS 88637-37-0 147-24-0
KLPT 447,48 291,82
Quy đổi NA
Nhóm dược lý Antihistamine – OTC

2. Biệt dược gốc và các dạng bào chế trên thị trường

2.1. Đơn chất

STT Dạng bào chế Tên biệt dược
1 Viên nén bao phim Benadryl Allergy
2 Gel Children’s Benadryl Itch Cooling Gel

Benadryl Itch Stopping Gel Extra Strength

3 Cream Original Strength Benadryl Itch Stopping Cream

Dạng bào chế phổ biến tại Việt Nam: Viên nén (bao phim), siro và thuốc bôi ngoài da, thường dùng kết hợp với các hoạt chất khác.

2.2. Dạng phối hợp:

STT Hoạt chất phối hợp Diphenhydramine HCl Dạng bào chế Tên biệt dược
1 Paracetamol Viên nén Tylenol PM
2 Phenylephrine Viên nén bao phim Benadryl Allergy Plus Congestion
3 Ammonium chloride Siro Axcel Diphenhydramine Paediatric syrup

 

STT Hoạt chất phối hợp Diphenhydramine citrate Dạng bào chế Tên biệt dược
1 Ibuprofen Viên nén Advil PM

3. Tính chất lý hóa

Diphenhydramine HCl [1]–[4] Diphenhydramine citrate
Mô tả Bột trắng hoặc trắng ngà dạng tinh thể, không mùi, vị đắng tê đầu lưỡi Tinh thể trắng, không mùi
Tính tan 3060 mg/L tại 37 °C Khó tan trong nước và alcol, không tan trong toluen và aceton
Độ tan (thực nghiệm) NA NA
BCS Class I NA
Nhiệt độ nóng chảy 166–169 °C NA
Tính hút ẩm Hút ẩm cao NA
pKa 8.98 NA
pH Dung dịch trong nước có tính acid NA
Tính chất hóa học Do có cấu trúc amin bậc 3 trong công thức của diphenhydramine, hoạt chất dạng nguyên bản có tính hơi kiềm. Với dạng muối HCl thì sẽ có tính chất hơi acid.

Trong một số tài liệu cho thấy nguy cơ tương tác giữa diphenhydramine và các chất có tính acid, nhất là trong điều kiện có ẩm (ví dụ trong trộn cốm ướt)[5]. Tuy nhiên nguy cơ này chưa hoàn toàn rõ rệt.

Tương kị của muối HCl trong môi trường kiềm cũng không rõ rệt.

Độ ổn định Hoạt chất bền tại 30°C/ 75%RH trong 24 tháng và 40°C/ 75%RH trong 6 tháng

Cần bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng

NA

4. Chuyên luận Dược Điển

Monograph Dược Điển
Hydrocortisone and Diphenhydramine Ointment JP
Diphenhydramine JP
Diphenhydramine Hydrochloride JP
Diphenhydramine and Bromovalerylurea Powder JP
Diphenhydramine Tannate JP
Diphenhydramine, Phenol and Zinc Oxide Liniment JP
Diphenhydramine Hydrochloride BP
Diphenhydramine Hydrochloride BP
Diphenhydramine Oral Solution BP
Diphenhydramine Tablets BP
Diphenhydramine Hydrochloride USP
Diphenhydramine Hydrochloride Oral Solution USP
Diphenhydramine Hydrochloride Oral Powder USP
Diphenhydramine Hydrochloride Injection USP
Diphenhydramine Hydrochloride Capsules USP
Diphenhydramine Hydrochloride and Ibuprofen Capsules USP
Diphenhydramine Citrate USP
Diphenhydramine Citrate and Ibuprofen Tablets USP
Diphenhydramine and Pseudoephedrine Capsules USP
Diphenhydramine and Phenylephrine Hydrochlorides Tablets USP
Bromodiphenhydramine Hydrochloride USP
Bromodiphenhydramine Hydrochloride Oral Solution USP
Bromodiphenhydramine Hydrochloride and Codeine Phosphate Oral Solution USP
Acetaminophen, Diphenhydramine Hydrochloride, and Pseudoephedrine Hydrochloride Tablets USP
Acetaminophen and Diphenhydramine Citrate Tablets USP
Diphenhydramine hydrochloride EP

5. Nhà sản xuất API

    • Qidong Dongyue Pharmaceutical Co., Ltd. (China)
    • Ji’nan Orgachem Pharmaceutical Co., Ltd. (China)
    • Recordati (Italia)
    • Wanbury (India)

6. Kinh nghiệm đối với hoạt chất – tương ứng với từng dạng bào chế

Chỉ dành cho tài khoản VIP

6.1. Kinh nghiệm thực tế:

    • Những lưu ý khi xây dựng công thức viên nén:
      • Diphenhydramine HCl sẽ hoá dạng mềm dẻo có tính dính cao khi tiếp xúc với ẩm (ví dụ nhồi ướt) hoặc thiết bị bào chế có nhiệt độ cao (ví dụ máy dập viên), gây ra nguy cơ lớn về việc dính chày. Có thể cân nhắc việc tạo cốm khô để giảm nguy cơ này.
      • Trong quá trình pha chế, tránh làm diphenhydramine tiếp xúc với nhiệt độ cao do có nguy cơ hoá mềm dẻo và làm tăng thời gian rã của viên, ảnh hưởng đến khả năng hoà tan của sản phẩm.

6.2. Tài liệu cho xây dựng công thức:

    • Patent EP 1 363 608 B1: Xây dựng công thức viên nang mềm chứa ibuprofen (200mg) và diphenhydramine HCl (25mg) và viên nén bao phim chứa ibuprofen (200mg) và diphenhydramine citrate (38mg):
      • Viên nang mềm: Patent sử dụng PEG trong công thức và kiềm hóa ibuprofen bằng KOH để hạn chế tương kị giữa 2 hoạt chất.
      • Viên nén bao phim: Patent sử dụng phương pháp dập viên hai lớp để hạn chế tương kị giữa hai hoạt chất: lớp 1 tạo cốm ibuprofen bằng phương pháp xát hạt ướt; lớp 2 là hỗn hợp dập thẳng chứa diphenhydramin HCl và các tá dược khác.
    • Patent US 2009/0214648 A1: Xây dựng công thức viên nén bao phim chứa ibuprofen (200mg) và diphenhydramine citrate (38mg). Patent cũng sử dụng phương pháp dập viên 2 lớp để hạn chế tương kị. Tuy nhiên dạng viên 1 lớp cũng được khảo sát và cho thấy bền.

Tài liệu tham khảo

  1. [S. M. Miller và K. L. Cumpston, “Diphenhydramine”, Encycl. Toxicol. Third Ed., tr 195–197, tháng 1 2014, doi: 10.1016/B978-0-12-386454-3.00724-7.
  2. Pubchem, “Diphenhydramine hydrochloride”. (truy cập tháng 12 31, 2021).
  3. C. Wang, S. Hu, và C. C. Sun, “Expedited Development of Diphenhydramine Orally Disintegrating Tablet through Integrated Crystal and Particle Engineering”, Mol. Pharm., vol 14, số p.h 10, tr 3399–3408, tháng 10 2017, doi: 10.1021/ACS.MOLPHARMACEUT.7B00423/SUPPL_FILE/MP7B00423_SI_001.PDF.
  4. “Public Assessment Report Scientific discussion Nodisen 50 mg Tabletten DIPHENHYDRAMIN HYDROCHLORID”. https://mri.cts-mrp.eu/Human/Downloads/AT_H_0785_001_PAR.pdf (truy cập tháng 12 31, 2021).
  5. “US20090214648A1 – Pharmaceutical formulations comprising ibuprofen and diphenhydramine”. (truy cập tháng 1 15, 2022).

 

error: Content is protected !!