Xu hướng phát triển của dạng bao bì vỉ bấm trong dược phẩm

Mặc dù chai lọ vẫn chiếm phần lớn trong bao bì dạng thuốc rắn, nhưng dạng vỉ đang cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Theo dự đoán, bao bì dạng vỉ sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép 5,1% hàng năm, để đạt 8,9 tỷ đô la vào năm 2031.

Bao bì vỉ chiếm ưu thế ở các thị trường đang phát triển dựa vào lợi thế là tính thuận tiện khi dùng từng liều, chi phí thấp và khả năng bảo vệ tốt đối với các loại thuốc nhạy cảm, ngay cả những loại thuốc được lưu hành ở những thị trường có thời tiết cực kỳ nóng và/hoặc ẩm ướt.

Một xu hướng phát triển bao bì khác là chú trọng đến vấn đề lấy bệnh nhân làm trung tâm, trong đó cung cấp thiết kế trực quan và hỗ trợ giúp người tiêu dùng dùng thuốc theo đúng chỉ định, tối đa hóa sự tuân thủ và đảm bảo hiệu quả trị liệu. Đây cũng được xem là một yếu tố nhận diện thương hiệu cho công ty. Ví dụ, PCI Pharma Services đã phát triển bao bì cho thuốc ngừa thai dùng hằng ngày đường uống, kết hợp các hướng dẫn và ghi nhãn trực quan, dễ sử dụng và tính di động trong khi cân bằng giữa các tính năng chống trẻ em và khả năng tiếp cận thân thiện với người tiêu dùng.

Đổi mới bao bì

Để đáp ứng các vấn đề về tính bền vững và chuỗi cung ứng, CDMO (tổ chức sản xuất – phát triển thuốc theo hợp đồng) đang mở rộng các lựa chọn về vật liệu đóng gói; bổ sung hoặc nâng cấp thiết bị, dây chuyền và công nghệ và tối ưu hóa hoạt động và chuỗi cung ứng.

Một số xu hướng phát triển bao bì như sau:

1. Về mặt vật liệu, bên cạnh PVDC với đặc tính chống thẩm ẩm và hơi nước tốt, một thay thế khác cho PVC là hệ thống vỉ tạo nhiệt AmSky (Amcor). Dựa trên polyethylene (PE), vật liệu có thể in không chứa vinyl hoặc lá nhôm và tương thích với các dòng tái chế PE. Các đặc tính bảo vệ được cho là tương đương với một lớp phủ PVDC nặng 120 gam. Khả năng xử lý tương đương với các vật liệu hiện có và cấu trúc có thể chống trẻ em.

2. SÜDPACK Medica đã phát triển vật liệu nhựa polypropylene (PP, hoàn toàn không chứa các dẫn xuất halogen) được thiết kế để thay thế vật liệu vỉ PVC/PVDC. Michael Hermann, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu & Phát triển tại SÜDPACK Medica, cho biết: “PP giống như một nguyên liệu có thể ngăn tính thấm hơi nước một cách tự nhiên vượt trội”. Khi áp dụng vật liệu PP vào quy trình thì nhà sản xuất có thể tận dụng các máy ép vỉ PVC/PVDC hiện tại với những thay đổi rất ít.

3. Để tăng khả năng bảo vệ sản phẩm, Aptar CSP tiếp tục phát triển công nghệ Activ-blister của mình. Cấu trúc Activ-blister thêm một màng polyme kỹ thuật như nắp đậy để kiểm soát độ ẩm và mức oxy trong khoảng trống của mỗi khoang vỉ. “Activ-blister cũng giúp tránh các công đoạn cải tổ phức tạp và kéo dài tuổi thọ cho các sản phẩm dạng rắn uống để chịu được các điều kiện khí hậu khắc nghiệt, như vùng 3 – nóng và khô và vùng 4 – nóng và ẩm (theo ICH).

4. Với mục đích chống hàng giả, Holographyx đang làm việc với Hazen Paper và Uhlmann Packaging để phát triển, thử nghiệm và tung ra công nghệ Holo-blister của mình. Công nghệ Holo-blister (được cấp bằng sáng chế ở cả Hoa Kỳ và Châu Âu) cho phép thiết bị đóng gói vỉ thông thường áp dụng hình ảnh ba chiều tùy chỉnh vào mặt sau của vỉ một cách hiệu quả. Hình ảnh ba chiều Holo-blister được thiết kế để chỉ có thể nhìn thấy đằng sau mỗi khoang chứa thuốc ở mặt sau của mỗi vỉ 1 ký hiệu/logo, cung cấp khả năng xác minh hàng chính hãng ngay tức thì, đồng thời có khoảng trống xung quanh phần lõm để in thông tin tiếp thị và liều lượng.

Triển vọng cho bao bì đối với dạng thuốc rắn

Các phát triển trong tương lai sẽ tập trung vào việc quy trình hoá đóng gói và tính bền vững, cũng như tính linh hoạt thị trường. Tính bền vững là tiêu chí hàng đầu. Với sự ra đời của những vật liệu mới này, thiết bị sẽ tiếp tục phát triển để phù hợp với chúng.  Đến năm 2025, chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến sự phát triển của bao bì với mục tiêu là lấy bệnh nhân làm trung tâm đồng thời mở ra một cách tiếp cận bền vững hơn cho bao bì.


NGUỒN THAM KHẢO:

Meeting Challenges in Solid-Dose Packaging

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: Content is protected !!