Ứng dụng tiềm năng của phổ Raman

Nguyên lý

Khi chiếu tia laser vào nguyên tử thì photon sẽ kích thích electron di chuyển lên trạng thái năng lượng cao. Khi trở về trạng thái bình thường, nếu quay về cùng mức năng lượng ban đầu thì sẽ “trả” lại photon cùng tần số ban đầu, gọi là tán xạ Rayleigh. Nhưng nếu quay về khác mức năng lượng ban đầu, gọi là tán xạ Raman. Ghi nhận các tín hiệu này sẽ tạo nên phổ Raman – “vùng dấu vấn tay” đặc trưng cho mức độ dao động của các liên kết trong phân tử, nên được ứng dụng để định tính các thành phần. Phổ Raman có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu cơ chế phản ứng, nhận dạng đa hình, quá trình kết tinh, khoa học pháp y…

Những ưu điểm khi sử dụng thiết bị quang phổ Raman là quá trình phân tích nhanh và không phá huỷ mẫu vì chỉ thưc hiện chiếu tia photon vào túi PE hoặc chai thuỷ tinh đựng mẫu. Tuy nhiên, hạn chế là cần tự xây dựng thư viện phổ cho các thành phần hoặc phải tốn chi phí để được cung cấp.

Trong ngành dược, mỗi thiết bị quang phổ Raman có tiềm năng ứng dụng riêng

  • Phân tích định tính nguyên liệu: có thể nhận diện được các nguyên liệu riêng biệt (chất rắn, lỏng, bán rắn) dựa trên phân tích hình ảnh bề mặt và phổ thu được (Ví dụ: STRam)
  • Đánh giá độ đồng đều hàm lượng trong giai đoạn trộn hoàn tất hoặc dập viên. (Ví dụ: QTRam)
  • Đo độ dày màng phim

NGUỒN THAM KHẢO:

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: Content is protected !!