Bạn có biết ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, tàn tật và gánh nặng y tế tại Việt Nam? Theo thống kê, cứ 100 trường hợp tử vong thì có 19 trường hợp nguyên nhân do ung thư. Mặc dù tỉ lệ mắc ung thư trên dân số ở nước ta chưa quá cao (đứng thứ 91/185 quốc gia trên thế giới năm 2020), nhưng tỉ suất tử vong do ung thư của Việt Nam cao hàng đầu châu Á (xếp thứ 50/185 thế giới). (Theo EIU – Economist Intelligence Unit).
Ước tính mỗi năm Việt Nam có hơn 182.000 ca mắc mới và hơn 122.000 ca tử vong do ung thư.
Những bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới bao gồm ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng và tiền liệt tuyến. Những bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới bao gồm ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày và gan. Phổ biến ở cả nam giới và nữ giới là ung thư gan, phổi, vú, dạ dày và đại trực tràng.
Việc chẩn đoán phát hiện và điều trị ung thư ở các giai đoạn sớm của bệnh ngày càng được quan tâm với nhiều mức độ và hướng tiếp cận khác nhau.
Với sự gia tăng về nhu cầu của thị trường, việc nghiên cứu bào chế các sản phẩm thuốc điều trị ung thư cũng dần nhận được sự quan tâm ở các nhà máy tại Việt Nam. Vì nhiều nguyên nhân, hiện tại đa phần các sản phẩm thuốc điều trị ung thư đang được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài.
Bidiphar là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên sản xuất thuốc điều trị ung thư gây nhiều tiếng vang từ những năm 2010 với sản phẩm Bocartin 150mg và vẫn đang là một trong những đầu tàu trong việc nghiên cứu, phát triển thuốc ung thư generic hiện nay. Một số doanh nghiệp khác cũng bắt đầu có nhiều bước tiến và thương hiệu trong ngành cho các sản phẩm thuốc trong điều trị ung thư: Davipharm (Adamed), Hera Biopharm, BRV Healthcare,…
Cùng điểm qua một số dòng hoạt chất điều trị ung thư tiềm năng dựa trên giá trị thầu năm 2022 để cùng xem tỉ lệ thuốc ung thư được sản xuất tại Việt Nam và dư địa cho các doanh nghiệp trong nước có thể phát triển đối với dòng sản phẩm đặc biệt này.
Nghiên cứu, sản xuất thuốc điều trị ung thư là một đề tài khó cho ngành công nghiệp dược Việt Nam hiện nay. Những khó khăn có thể kế đến như kỹ thuật, kinh nghiệm, bản quyền sáng chế, đầu tư dây chuyền thiết bị, quy trình kiểm soát nghiêm ngặt,… Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp dược về mặt công nghệ, nhân lực và sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cũng như nguồn lực nước ngoài, hi vọng trong thời gian tới chúng ta có thể sản xuất được nhiều hơn các loại thuốc điều trị ung thư chất lượng tốt và giá cả phù hợp cho người dân Việt Nam.
NGUỒN THAM KHẢO: