Loxoprofen

T3 Th7 2022

1. Thông tin chung

Tên dược chất [1] Loxoprofen sodium hydrat
Cấu trúc Loxoprofen sodium hydrat
Công thức phân tử C15H17NaO3.2H2O
KLPT 304.31
Hệ số chuyển đổi
Nhóm tác dụng dược lý NSAIDs – OTC

2. Biệt dược gốc và các dạng bào chế trên thị trường

2.1. Đơn chất

STT Dạng bào chế Tên biệt dược
1 Viên nén Loxonin S
2 Lotion Loxonin S Lotion
3 Miếng dán tác dụng tại chỗ Loxonin® pap (2006)

Loxonin® tape (2008)

4 Gel Loxonin® Gel 1% (2010)

Dạng bào chế phổ biến tại Việt Nam: viên nén hoặc viên nén bao phim.

2.2.Dạng phối hợp:

STT Hoạt chất Dạng bào chế Tên biệt dược
1 Mangesi oxyd Viên nén Loxonin S Plus
2 Magnesi alumino metasilicat

Allyl isopropyl acetyl urea

Cafein

Viên nén Loxonin S Premium
3 Magnesi alumino metasilicat Viên DT/ODT Loxonin S Quick

3. Tính chất lý hóa

(Chỉ dành cho tài khoản VIP)

Loxoprofen sodium hydrat
Mô tả Tinh thể màu trắng hoặc bột kết tinh màu trắng đến hơi vàng.
Tính tan Rất dễ hòa tan trong nước hoặc methanol, tan vô hạn trong ethanol 95%. Thực tế không tan trong diethyl ether.
Độ tan (thực nghiệm) N/A
BCS Class I
Nhiệt độ nóng chảy 197oC, kèm sự phân hủy.
Tính hút ẩm Dược chất rất ít hút ẩm ở nhiệt độ dưới 40oC, độ ẩm dưới 70%
pKa 4.2
pH 6.5 – 8.5 (1.0 g dược chất trong 20ml nước đun sôi để nguội)
Tính chất hóa học Dược chất có thể bị phân hủy sinh tạp chất dưới tác động của ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm cao. Chưa có những tài liệu cho thấy cụ thể con đường phân hủy và sản phẩm phân hủy của loxoprofen sodium.
Độ ổn định Dung dịch loxoprofen rất ổn định trong vùng pH acid, sản phẩm phân hủy được tạo ra bởi quá trình oxi hóa và thủy phân ở pH kiềm.

Dược chất tương đối bền dưới tác động của nhiệt độ trong bao bì kín. Nhưng dược chất có xu hướng sinh tạp chất, chuyển màu vàng khi tiếp xúc với không khí ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao (40-50oC/75%RH).

4. Chuyên luận Dược Điển

Monograph Dược Điển
Loxoprofen sodium hydrate JP
Loxoprofen Sodium Tablets JP

5. Nhà sản xuất API

    • Dongbang Future Tech & Life (Korea)
    • Weihai Disu Pharmaceutical (China)
    • SCI Pharmtech (Taiwan)

6. Kinh nghiệm đối với hoạt chất – tương ứng với từng dạng bào chế

6.1. Kinh nghiệm thực tế:

  • Những lưu ý khi xây dựng công thức viên nén:
    • Dược chất có xu hướng vón cục, hút ẩm, nên nguy cơ dính chày cối khi dập viên. Cần chú ý các biện pháp hạn chế vấn đề dính chày cối: tạo cốm nhiều hạt, tăng lượng tá dược trơn sử dụng, hoặc sử dụng avicel trộn ngoài…
    • Thành phẩm khi lưu độ ổn định sẽ có nguy cơ dược chất phân hủy, sinh tạp (hàm lượng nhỏ, khoảng 0.2%) và chuyển màu vàng. Do đó, có thể cân nhắc việc sử dụng tá dược màu (oxid sắt) cho viên hoặc bao phim để khắc phục vấn đề cảm quan của viên.
    • Có thể cân nhắc sử dụng bao bì chống ẩm để hạn chế ảnh hưởng của độ ẩm tới độ ổn định của thành phẩm.

6.2. Tài liệu cho xây dựng công thức:

    • Patent EP 2939666 A1 (2015) [5]:
      • Mô tả phương pháp bào chế viên nén chứa loxoprofen sodium 60mg bằng phương pháp xát hat ướt.
      • Hệ tá dược trong patent tương tự như hệ tá dược được sử dụng trong thuốc gốc (Loxonin S). Patent cũng nêu lý do sử dụng L-HPC (LH-21) làm tá dược rã, là để đạt được độ đồng đều đơn vị phân liều mong muốn.

Tài liệu tham khảo

[1] “Monographs ‘Loxoprofen Sodium Hydrate’ – JP XVII.”
[2] “SPC of LOXONIN Tablet,” 2018.
[3] “Loxonin S products classification.” 
[4] “Daiichi Sankyo to Launch Percutaneous Analgesic and Anti-Inflammatory Drug Loxonin(R) Gel 1% in Japan.” 
[5] “Patent EP 2939666 A1: Pharmaceutical formulation of loxoprofen tablet,” 2015.

 

error: Content is protected !!
DMCA.com Protection Status