Ibuprofen

T5 Th5 2024

 

1. Thông tin chung [1]

Tên hoạt chất

Ibuprofen

Cấu trúc
CTPT

C13H18O2

KLPT

206.28

Nhóm dược lý

NSAID – OTC

2. Biệt dược gốc và các dạng bào chế trên thị trường

2.1. Đơn chất [1] [2][3]

STT

Dạng bào chế Tên biệt dược

1

Viên nén/viên nén bao phim Motrin ®

2

Viên nén nhai Children’s Motrin

3

Viên nén phóng thích kéo dài Brufen Retard

4

Viên nang mềm Advil Liqui-Gels

5

Hỗn dịch uống Children’s Motrin oral suspension

Infants’ MOTRIN®

6

Cốm sủi bọt Brufen Granules

7

Gel bôi tại chỗ Advil Med Gel 5%

8

Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch. NeoProfen
    • Dạng bào chế phổ biến tại Việt Nam: Viên nén, viên nén bao phim, thuốc cốm sủi bọt, hỗn dịch uống.

2.2. Dạng phối hợp [1] [4]

STT

Hoạt chất phối hợp Dạng bào chế Tên biệt dược

1

Paracetamol Viên nén Alaxan, Advil Dual Action, Advil Plus Acetaminophen
2 Codein Viên nén Nurofen Plus

3

Diphenhydramin HCl, Diphenhydramin citrat Viên nén bao phim Advil PM, Motrin PM

4

Pseudoephedrine HCl Viên nén bao phim Advil Cold and Sinus

5

Phenylephrin Viên nén bao phim Advil Sinus Congestion & Pain

6

Phenylephrin

Chlopheniramin maleat

Viên nén bao phim Advil Multi-Symptom Cold & Flu

Advil Allergy & Congestion Relief

7

Pseudoephedrine HCl

Chlopheniramin maleat

Viên nén bao phim Advil Allergy Sinus

8

Hydrocodone bitartrate Viên nén Ibucodone, Vicoprofen

9

Methocarbamol Viên nén Advil Back Pain

10

Chondroitin sulfate (bovine) + Glucosamine sulfate Viên nén Theraflex Advance

11

Cimetidine + Salicylic acid Gel Cimetidine 5% / Ibuprofen 2% / Salicylic Acid 17%

12

Caffeine Viên nén, viên bao ZODIPIN®

13

Paracetamol + codein Viên nén Combidin

3. Tính chất lý hóa

(Chỉ dành cho tài khoản VIP)

Tên hoạt chất Ibuprofen
Mô tả Bột tinh thể màu trắng
Tính tan Ít tan trong nước (<1 mg/ ml), dễ tan trong ethanol, acetone [5]
Độ tan (thực nghiệm) 21 mg/L (at 25 °C) [6]
BCS Class II [7]
Dạng đa hình N/A
Nhiệt độ nóng chảy 74-77 oC [1]
Tính hút ẩm Không hút ẩm [8]
Tính nhạy cảm với ánh sáng Không nhạy cảm bởi ánh sáng [9]
pKa 5.3 [1]
Tính chất hóa học Ibuprofen có tính thăng hoa

Dạng tinh thể của ibuprofen tùy thuộc vào dung môi và phương pháp kết tinh. Trong đó ethanol và acetone là dung môi có kích thước hạt nhỏ nhất, poly (ethylene glycol) và 2-propranol cho kích thước hạt trung bình và cho tinh thể hình que [10].

Phản ứng phân hủy của ibuprofen trong môi trường nước tạo nên các sản phẩm phụ có nhóm OH, gây nên ô nhiễm nguồn nước ở nồng độ cao [11].

Nghiên cứu đã khảo sát động học và cơ chế biến đổi phân hủy của ibuprofen trong quá trình UV/H2O2, OH đóng một vai trò quan trọng trong sự phân hủy ibuprofen và các sản phẩm biến đổi của nó. Việc bổ sung NO2 ức chế sự phân hủy ibuprofen [12].

Sự có mặt của vi khuẩn gram (+) Bacillus thuringiensis B1 gây phân hủy ibuprofen tạo 2-hydroxyibuprofen ở dạng không hoạt tính [13].

Độ ổn định Nghiên cứu về độ ổn định hóa học của hỗn dịch ibuprofen và vi cầu ibuprofen có chứa sáp. Nghiên cứu cho thấy ít hoặc không có sự phân hủy đối với pH, nhiệt độ, chất gây treo trong thời gian 3 tháng. pH môi trường hỗn dịch cao hơn dẫn đến giải phóng dược chất nhanh hơn, thước hạt không ảnh hưởng đáng kể đến độ ổn định hòa tan [14].

Sử dụng tá dược là sáp ceresine trong hỗn dịch ở nhiệt độ 37 °C cho thấy thuốc giải phóng nhanh hơn so với bảo quản ở nhiệt độ phòng. Và nhanh hơn so với sử dụng methylcellulose. Đây có thể là kết quả của sự tương tác giữa thành phần vi cầu và siro [14].

Hỗn dịch thành phần là vi cầu là sáp vi tinh thể có độ ổn định hòa tan tốt hơn vi cầu từ sáp ceresine [14].

Bảo quản Nhiệt độ phòng 15 – 30°C [8]

4. Chuyên luận Dược Điển [15]

Monograph Dược Điển
Ibuprofen JP, BP, USP, EP, WHO
Ibuprofen Tablets BP, USP, IP, WHO
Ibuprofen Oral Suspension BP, USP
Ibuprofen Cream BP, IP
Ibuprofen Gel BP, IP
Ibuprofen Piconol JP
Ibuprofen Piconol Cream JP
Ibuprofen Piconol Ointment JP
Prolonged-release Ibuprofen Capsules BP
Prolonged-release Ibuprofen Tablets BP
Ibuprofen and Pseudoephedrine Hydrochloride Tablets USP
Diphenhydramine Hydrochloride and Ibuprofen Capsules USP
Diphenhydramine Citrate and Ibuprofen Tablets USP

5. Nhà sản xuất API [3]

    • IOL Chemicals and Pharmaceuticals Ltd (Ấn Độ)
    • Strides Shasun Limited (Ấn Độ)
    • BASF (USA)
    • Albemarle International Corporation (USA)
    • SI Group Inc (USA)
    • Hubei Granules-Biocause Pharmaceutical Company Ltd (Trung Quốc)
    • Shandong Xinhua Pharmaceutical Co., Ltd. (Trung Quốc)

6. Kinh nghiệm đối với hoạt chất – tương ứng với từng dạng bào chế

6.1. Kinh nghiệm thực tế:

    • Những lưu ý khi xây dựng công thức:

6.2. Tài liệu cho xây dựng công thức

Patent WO03105804A1: Khảo sát tỉ lệ các thành phần hoạt chất, đánh giá tỉ lệ phù hợp công thức, quy trình thực hiện điều chế hỗn dịch Ibuprofen. Đánh giá sự chống tràn của hỗn dịch đối với điều kiện pH, độ nhớt, mối quan hệ giữa nhiệt độ và độ nhớt và khả năng chống tràn tại điều kiện nhiệt độ khác nhau. Thử nghiệm so sánh độ hòa tan/invitro giữa 3 chế phẩm Advil, Motrin và Taro.

So sánh công thức điều chế hỗn dịch uống có/không có chất bảo quản butylparaben, kết quả có mặt butylparaben độ nhớt của hỗn dịch tăng. Đánh giá độ ổn định của công thức có chất bảo quản butylparaben trong 18 tháng [16].

Patent US20040091507A1: Nghiên cứu thử nghiệm tương đương sinh học giữa công thức bào chế có chứa 2 hoạt chất pseudoephedrine HCl và Ibuprofen với thuốc gốc [17].

Patent US010238640B2: Patent đề cập tới một số công thức hỗn dịch có chứa Ibuprofen. Trong đó có: công thức điều chế hỗn dịch chứa Ibuprofen + pseudoephedrine HCl + Chlorpheniramine Maleate, công thức điều chế hỗn dịch Ibuprofen + pseudoephedrine HCl + Dextromethorphan HBr [18].

Tăng độ hòa tan Ibuprofen bằng cách hấp phụ vào calcium silicate hình cầu (CaSiO3) tạo trạng thái vô định hình cho Ibuprofen, ứng dụng nghiên cứu ở dạng bào chế rắn trong tương lai [19].

Một số công thức điều chế hỗn dịch Ibuprofen [20]

Che vị viên nhai Ibuprofen bằng phương pháp sử dụng kỹ thuật vi bao [21].

Tài liệu tham khảo

[1] “Ibuprofen: Uses, Interactions, Mechanism of Action | DrugBank Online.” https://go.drugbank.com/drugs/DB01050 (accessed Jul. 02, 2022).

[2] “DailyMed – Search Results for IBUOROFEN.” https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/search.cfm?labeltype=all&query=IBUOROFEN&pagesize=200&page=1 (accessed Jul. 24, 2022).

[3] “Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế.” https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc/index (accessed Jul. 02, 2022).

[4] “All Advil Products: Find the Right Option for You.” https://www.advil.com/our-products/ (accessed Jul. 24, 2022).

[5] “DailyMed.” https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/ (accessed Jul. 22, 2022).

[6] “Ibuprofen | C13H18O2 – PubChem.” https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/3672#section=Melting-Point (accessed Jul. 22, 2022).

[7] C. Álvarez, I. Núñez, J. J. Torrado, J. Gordon, H. Potthast, and A. García-Arieta, “Investigation on the possibility of biowaivers for ibuprofen,” J. Pharm. Sci., vol. 100, no. 6, pp. 2343–2349, 2011, doi: 10.1002/JPS.22472.

[8] “PRODUCT MONOGRAPH.”

[9] “Public Assessment Report Scientific discussion Ibuprofen Apotex 400 mg capsules, soft (ibuprofen),” 2014.

[10] “Improving the Physical and Chemical Properties of Ibuprofen.” https://www.pharmtech.com/view/improving-physical-and-chemical-properties-ibuprofen-0 (accessed Jul. 22, 2022).

[11] D. Musmarra et al., “Degradation of ibuprofen by hydrodynamic cavitation: Reaction pathways and effect of operational parameters,” Ultrason. Sonochem., vol. 29, pp. 76–83, 2016, doi: 10.1016/j.ultsonch.2015.09.002.

[12] P. Wang, L. Bu, Y. Wu, W. Ma, S. Zhu, and S. Zhou, “Mechanistic insight into the degradation of ibuprofen in UV/H2O2 process via a combined experimental and DFT study,” Chemosphere, vol. 267, p. 128883, 2021, doi: 10.1016/j.chemosphere.2020.128883.

[13] A. Marchlewicz, U. Guzik, W. Smułek, and D. Wojcieszy, “molecules Exploring the Degradation of Ibuprofen by Bacillus thuringiensis B1(2015b): The New Pathway and Factors Affecting Degradation,” doi: 10.3390/molecules22101676.

[14] C. M. Adeyeye and J. C. Price, “Chemical, dissolution stability and microscopic evaluation of suspensions of ibuprofen and sustained release ibuprofen-wax microspheres,” J. Microencapsul., vol. 14, no. 3, pp. 357–377, 1997, doi: 10.3109/02652049709051139.

[15] “药品标准查询-药物在线数据库.” https://www.drugfuture.com/standard/search.aspx (accessed Jul. 02, 2022).

[16] “WO03105804A1_Original_document_20220702185615.pdf.” .

[17] M. C. Marcucci Ribeiro, “( 12 ) Patent Application Publication ( 10 ) Pub . No .: US 2004 / 0092606A1,” United States – Pat. Appl. Publ., vol. 1, no. 1–9, pp. 2002–2005, 2004.

[18] W. Mark et al., “( 12 ) United States Patent,” vol. 2, 2019.

[19] Y. Kawano, S. Chen, and T. Hanawa, “pharmaceutics Solubility Enhancement of Ibuprofen by Adsorption onto Spherical Porous Calcium Silicate,” 2021, doi: 10.3390/pharmaceutics13060767.

[20] S. K. Niazi, “Handbook of Pharmaceutical Manufacturing Formulations: Liquid Products,” 2004.

[21] R. W.-W. Shen, “Taste masking of ibuprofen by fluid bed coating.” pp. 1–10, 1996.

 

error: Content is protected !!
DMCA.com Protection Status