Carbocistein

T3 Th7 2022

1. Thông tin chung

Tên dược chất

Thông số

Carbocistein Carbocistein lysin monohydrat
Cấu trúc Carbocistein
Công thức phân tử C5H9NO4S C11H25N3O7S
KLPT 179,2 343,4
Hệ số chuyển đổi NA 1 g carbocistein lysin monohydrat tương ứng với 0,947 g carbocistein lysin
Nhóm tác dụng dược lý Thuốc tiêu đờm – OTC Thuốc tiêu đờm – OTC

2. Biệt dược gốc và các dạng bào chế trên thị trường

2.1. Đơn chất

STT Dạng bào chế Tên biệt dược
1 Viên nang cứng Mucodyne, Rhinathiol
2 Sirô Mucodyne, Rhinathiol
3 Bột pha dung dịch uống Fluifort
4 Viên nén Mucodyne

Dạng bào chế phổ biến tại Việt Nam: Viên nang cứng, sirô, dung dịch uống, thuốc bột uống, viên nén, viên nén phân tán, viên nén sủi bọt

2.2. Dạng phối hợp

STT Hoạt chất Dạng bào chế Tên biệt dược
1 Promethazine hydrochlorid Siro Rhinathiol promethazine
2 Guafenesin Siro Tos Therapy Forte

3. Tính chất lý hóa

(Chỉ dành cho tài khoản VIP)

Carbocistein Carbocistein lysin monohydrat
Mô tả Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng NA
Tính tan Thực tế không tan trong nước và cồn, tan được trong dung dịch acid vô cơ và base loãng Tan tốt trong nước
Độ tan (thực nghiệm) NA NA
BCS Class IV NA
Nhiệt độ nóng chảy 206oC NA
Tính hút ẩm NA NA
pKa 1,84 & 9,14 NA
pH 2,8 – 3,0 (lắc 0,2 g dược chất trong 20 ml nước đã loại CO2) NA
Tính chất hóa học Carbocistein có thể cho phản ứng đóng vòng cho carbocistein lactam (trong môi trường acid) hoặc bị oxy hoá tại lưu huỳnh cho sản phẩm carbocistein sulfoxid (gây thay đổi màu, mùi của hỗn hợp). NA
Độ ổn định Dược chất tương đối ổn định trong điều rắn.

Trong môi trường lỏng, dược chất kém ổn định hơn. Độ ổn định của thành phẩm phụ thuộc vào 1 số yếu tố như: pH dung dịch, thành phần dung dịch, bao bì bảo quản…

NA

4. Chuyên luận Dược Điển

Monograph Dược Điển
Carbocisteine BP, EP, JP
Carbocistein Tablets JP

5. Nhà sản xuất API

  • Moehs Catalana, SL (Spain)
  • Wuhan Grand Hoyo Co., Ltd (China)
  • Jizhou City Huayang Chemical Co., Ltd (China)
  • Bretagne Chimie Fine (BCF) (France)
  • PharmaZell (India) Private Limited (India)

6. Kinh nghiệm đối với hoạt chất – tương ứng với từng dạng bào chế

6.1. Kinh nghiệm thực tế:

  • Những lưu ý khi xây dựng công với dạng lỏng (sirô hoặc dung dịch uống):
  • Dược chất thực tế không tan trong nước, do vậy cần cho thành dạng muối dễ tan. Dung dịch carbocistein sau khi muối hoá có hơi có mùi, cân nhắc chọn nhưng chất tạo mùi mạnh để giúp thành phẩm có cảm quan tốt hơn
  • Carbocistein sau một thời gian lưu độ ổn định không được ổn định, màu cũng có thể biến đổi nên cân nhắc các yếu tố như pH phù hợp sau khi muối hoá, chất tạo màu, tạo hương và chất chống oxi hoá
  • Có thể cân nhắc sử dụng sodium CMC trong trường hợp không sử dụng đường nồng độ cao để tạo độ nhớt

6.2. Tài liệu cho xây dựng công thức:

  • Patent WO 2014/096497 A [6]: Mô tả phương pháp bào chế dung dịch carbocistein gồm những thành phần: hoạt chất, ít nhất một chất điều chỉnh pH (có thể là monobasic sodium phosphat, dibasic sodium phosphat), một chất tạo mùi vị và dung môi nước.
  • Patent FR9004470A [7]: Mô tả phương pháp bào chế sirô carbocistein gồm những thành phần: hoạt chất, đường, chất bảo quản. pH được điều chỉnh về khoảng 7,0 bằng sodium hydroxid.

Tài liệu tham khảo

    1. “Carbocysteine | C5H9NO4S – PubChem.”  (accessed Jan. 14, 2022).
    2. “Carbocysteine lysine monohydrate | C11H25N3O7S – PubChem.”  (accessed Jan. 14, 2022).
    3. “Carbocisteine EP10,” pp. 2084–2085.
    4. “Carbocisteine – BCS database.” (accessed Jan. 14, 2022).
    5. O. Wahl and U. Holzgrabe, “Impurity profiling of carbocisteine by HPLC-CAD, qNMR and UV/vis spectroscopy,” J. Pharm. Biomed. Anal., vol. 95, pp. 1–10, 2014, doi: 10.1016/J.JPBA.2014.02.012.
    6. “WO2014096497 PRÉPARATIONS LIQUIDES DE CARBOCISTÉINE À PROPRIÉTÉS AMÉLIORÉES.”  (accessed Jan. 14, 2022).
    7. “FR2660553A1 – Syrup based on carbocisteine having improved stability – Google Patents.” (accessed Jan. 14, 2022).

 

error: Content is protected !!
DMCA.com Protection Status