Polymer cho công thức bao phim chống ẩm trong dược phẩm

Thủy phân là một trong những phản ứng phổ biến nhất ảnh hưởng đến độ ổn định của API trong các dạng bào chế rắn như viên nén, viên nang hay bột cốm, đặc biệt là đối với các hoạt chất nhạy cảm với hàm ẩm. Phản ứng này xảy ra khi có sự xuất hiện của nước trong thành phần công thức hoặc được hấp phụ từ môi trường xung quanh. Để hạn chế quá trình thủy phân, các nhà sản xuất thường lựa chọn các tá dược có hàm lượng nước thấp, sử dụng các màng bao phim hay các loại bao bì chống ẩm. Cho thấy, màng bao phim chống ẩm ngày càng trở nên phổ biến hơn do khả năng ngăn sự hấp phụ nước hiệu quả.
Công thức bao phim đóng một vai trò quan trọng trong khả năng chống ẩm của màng bao. Các thành phần chính trong công thức bao phim gồm polymer tạo màng phim, chất hóa dẻo và màu. Các polymer dùng trong bao phim gồm các nhóm dưới đây:
– Nhóm 1: Polymer tan trong nước:
Các polymer được sử dụng phổ biến nhất để chống ẩm bao gồm PVA, HPMC, HEC và PVA-PEG. Các polymer này được ưu tiên cho các công thức màng bao chống ẩm vì không ảnh hưởng đến độ rã viên và khả năng giải phóng hoạt chất. Điều này trái ngược với hầu hết các polymer không tan trong nước. Bên cạnh đó, việc sử dụng các polymer tan trong nước loại bỏ các nhược điểm liên quan đến việc sử dụng các dung môi hữu cơ như tính độc hại, kích ứng. Một số polymer thân nước có thể kết hợp với các chất thân dầu nhằm tăng đặc tính chống ẩm. Ví dụ như sự kết hợp của acid stearic với polymer dưới dạng phân tán rắn để tăng cường khả năng chống ẩm của màng bao so với chỉ dùng polymer thông thường. Ngoài ra, kết hợp polymer thân nước với polymer không tan trong nước để thay đổi đặc tính chống ẩm cũng là một phương pháp đầy hứa hẹn. Việc lựa chọn loại và nồng độ chất hóa dẻo thích hợp cũng cần được xem xét kỹ trong quá trình xây dựng công thức màng bao. Chất hóa dẻo thân nước sẽ làm tăng tính thấm hơi nước của màng, trong khi chất kỵ nước sẽ làm giảm khả năng hấp thụ nước của màng.
– Nhóm 2: Polymer không tan trong nước:
Các polymer không tan trong nước phổ biến nhất bao gồm ethyl cellulose, acetate cellulose và este acrylic. Các polymer này thường được sử dụng trong công thức giải phóng biến đổi như phóng thích chậm hoặc giải phóng kéo dài do khả năng chống thấm tốt hay trương nở khi tiếp xúc với dịch sinh học. Các polymer nhóm này thường được hòa tan trong dung môi hữu cơ. Mặc dù việc sử dụng dung môi hữu cơ bị hạn chế do tính độc hại, nhưng nó vẫn là một phương pháp thích hợp cho các API nhạy cảm với độ ẩm. Các dung môi thường được sử dụng là etanol và isopropanol hoặc sự kết hợp của cả hai. Bao phim bằng dung môi hữu cơ giúp giảm ảnh hưởng tiêu cực của độ ẩm trong quá trình bao phim. Bên cạnh đó, tốc độ bay hơi của dung môi đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo màng bao. Tốc độ bay hơi thấp có thể dẫn đến viên nhân bị ướt, trong khi bay hơi bay hơi cao dẫn đến dịch bao bị khô tiếp xúc với bề mặt viên nén. Điều này có thể làm làm gián đoạn quá trình hình thành màng bao và làm suy yếu khả năng chống ẩm.
Nguồn tham khảo:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: Content is protected !!