Ứng dụng hệ phân tán rắn trong bào chế thuốc ung thư dùng đường uống

Application of solid dispersion systems in the oral cancer drugs development

Đa số các thuốc ung thư đều kém tan trong nước, dẫn đến hấp thu không hoàn toàn và sinh khả dụng thấp. Hệ phân tán rắn (SD) là phương pháp hiệu quả để cải thiện độ tan và sinh khả dụng của thuốc chống ung thư. Có nhiều hoạt chất đã được nghiên cứu, cấp bằng sáng chế và thương mại hoá trên thị trường. Tiêu biểu là Vemurafenib, Regorafenib và Everolimus….

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, và hóa trị nổi bật với khả năng tiêu diệt tế bào ung thư toàn thân, bao gồm cả những tế bào không thể nhìn thấy sau phẫu thuật.

Đưa các tác nhân hóa trị (thuốc ung thư) qua đường tiêm tĩnh mạch (IV) là con đường tốt nhất vì đảm bảo sinh khả dụng nhưng lại có nhiều nhược điểm (bệnh nhân phải nhập viện, tác dụng phụ và làm giảm chất lượng cuộc sống).

Đưa thuốc qua đường uống hiện được ưa chuộng hơn vì tính tiện lợi, không đau, an toàn và dễ bảo quản, vận chuyển.Thử thách chính khi phát triển thuốc ung thư đường uống là thuốc phải được hấp thu tốt. Để đạt được điều này, thuốc cần phải tan và thấm qua màng sinh học để có thể hấp thu qua đường tiêu hóa và đi vào hệ tuần hoàn.

Tuy nhiên, hầu hết các thuốc ung thư đều kém tan trong nước, dẫn đến hấp thu không hoàn toàn và sinh khả dụng thấp. Điều này gây ra sự dao động lớn về nồng độ thuốc giữa các cá thể trong điều trị lâm sàng. Do đó mục tiêu cải thiện độ tan của thuốc ung thư để đưa thuốc qua đường uống là một thách thức đối với ngành công nghiệp dược.

Ứng dụng hệ phân tán rắn để cải thiện độ hoà tan và sinh khả dụng là giải pháp tiềm năng cho các thuốc kém tan.  Có 3 thuốc điều trị ung thư đã được nghiên cứu và thương mại hoá thành công là Vemurafenib (Zelboraf®, Roche), regorafenib (Stivarga®, Bayer) và Everolimus (Afinitor®, Votubia®, Certican®, Novartis).

  • Zelboraf được điều chế từ vemurafenib và chất mang hypromellose acetate succinate với tỷ lệ khối lượng 30/70. Độ hoà tan của hệ phân tán rắn chứa vemurafenib tăng xấp xỉ 30 lần dạng nguyên liệu ban đầu.
  • Stivarga chứa hệ phân tán rắn regorafenib và chất mang PVP-25 đã cải thiện độ hoà tan 4,5 lần so với hỗn hợp trộn vật lý và sinh khả dụng tăng 7 lần so với dạng thông thường. (Patent US20230075876).
  • Afinitor chứa hệ phân tán rắn của Everolimus với HPMC ở tỷ lệ khối lượng 1:40 đã cải thiện độ hoà tan 4 lần so với hoạt chất ban đầu.

Ứng dụng hệ phân tán rắn trong bào chế thuốc ung thư dùng đường uống
Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng hệ phân tán rắn cho các hoạt chất điều trị ung thư cũng đang được nghiên cứu rộng rãi. Tóm tắt một số hoạt chất – chất mang được trình bày trong bảng bên dưới.
Ứng dụng hệ phân tán rắn trong bào chế thuốc ung thư dùng đường uống

Ngoài ra, hệ phân tán rắn được ghi nhận trong một số sản phẩm thuốc trên thị trường với một số hoạt chất như Nabilone (Cesamet, Novartis), Itraconazole (Sporanox, Janssen), Rosuvastatin (Crestor, AstraZeneca)…


Tóm lại, hệ phân tán rắn là giải pháp tiềm năng để cải thiện độ hoà tan và sinh khả dụng các hoạt chất điều trị ung thư cũng như các nhóm thuốc khác. Việc nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật được dự báo sẽ tiếp tục phát triển.

Nguồn tham khảo:

  1. Giới thiệu hệ phân tán rắn
  2. Phân loại hệ phân tán rắn
  3. Overview of the Manufacturing Methods of Solid Dispersion Technology for Improving the Solubility of Poorly Water-Soluble Drugs and Application to Anticancer Drugs
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: Content is protected !!
DMCA.com Protection Status