Tại sao phải đánh giá rủi ro cho Nitrosamine trong dược phẩm?

Video sau đây tóm tắt phương thức đánh giá rủi ro của nitrosamine trong các sản phẩm thuốc. Từ năm 2018 đến nay, nhiều lô thuốc đã bị thu hồi trên thị trường do có tạp chất nitrosamine vượt ngưỡng cho phép.

Vậy nitrosamine là gì?

Cấu trúc hóa học của nitrosamine bao gồm liên kết giữa một amin và một nhóm nitroso. Do đó, chúng có thể được sinh ra từ phản ứng giữa các amin bậc hai hoặc bậc ba và tác nhân nitro hóa.

Ngoài ra, nitrosamine là một nhóm các hợp chất thường có thể phản ứng với DNA, có khả năng gây ra các đột biến làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần đề cập là:

  1. Các loại thuốc đã bị thu hồi không phải là nguồn tiếp xúc duy nhất của chúng ta với nitrosamine. Có thể, nitrosamine có trong trong thực phẩm, nguồn nước, không khí… và các loại thuốc có chứa các tạp chất. Như vậy chỉ làm tăng thêm một ít vào mức phơi nhiễm cơ bản mà chúng ta đã có.
  2. Nguy cơ mắc bệnh ung thư của dân số thế giới được ước tính là khoảng 33%.
  3. Dữ liệu hiện có chỉ ra rằng việc chúng ta tiếp xúc với nitrosamine thông qua những nguồn này làm tăng nguy cơ ung thư ít nhất từ ​​0,001 đến 0,01%.
  4. Giới hạn chấp nhận được đối với nitrosamine trong các thuốc tương ứng với mức thấp hơn mức tiếp xúc của chúng ta thông qua các nguồn khác, cho thấy nguy cơ ung thư tăng không đáng kể (dưới 0,001%).
  5. Trong một số trường hợp, thu hồi thuốc là do lượng nitrosamine vượt ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, mức độ chỉ cao hơn một ít so với giới hạn cho phép.

Nếu trong nhiều trường hợp rủi ro là rất thấp, tại sao lại cần thiết phải thu hồi thuốc trên thị trường?

Điều xảy ra là, các cơ quan quản lý không cho phép các loại thuốc trên thị trường có thêm bất kỳ rủi ro nào, nếu điều này có thể tránh được. Ngay cả khi nó thấp hơn rủi ro do thực phẩm và các nguồn khác mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày.

Đây là lý do tại sao vào tháng 9 năm 2019, cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA), xác định rằng các công ty dược phẩm phải đánh giá tất cả các sản phẩm thuốc tổng hợp của họ về nguy cơ hình thành và nhiễm bởi nitrosamine.


NGUỒN THAM KHẢO:

  1. EMA/217823/2019 Assessment report. v. 31, n. February, p. 1–41, 2019.
  2. FDA Questions and Answers: NDMA impurities in ranitidine (commonly known as Zantac).
  3. ICH M7 (R1). Assessment and Control of DNA Reactive (Mutagenic) Impurities in Pharmaceuticals to Limit Potential Carcinogenic Risk, 2017.
  4. LITEPLO, R. G.; MEEK, M. E.; WINDLE, W. WHO Concise International Chemical Assessment Document 38: N-nitrosodimethylamine.
  5. IPCS Concise International Chemical Assessment Documents, n. 38, 2002.
  6. SNODIN, D. J.; ELDER, D. P. Short commentary on NDMA (N-nitrosodimethylamine) contamination of valsartan products.
  7. Regulatory Toxicology and Pharmacology, v. 103, n. April, p. 325–329, 2019.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: Content is protected !!